Vàng và Cát

Hôm trước, đọc trong quyển “Người Việt từ nhà ra đường” của nhà văn Băng Sơn, ngay trang đầu, thấy có một câu thế này:

“Ngồi trên đống cát, ai cũng có thể là hiền nhân quân tử, nhưng ngồi trên đống vàng mới biết ai là quân tử hiền nhân”

Và cũng mới chỉ đọc lại trang đầu đó thôi.

Tôi hiểu rằng hoàn cảnh sẽ khiến người ta bộc lộ hết bản thân mình. Bình thường, ai cũng cư xử tốt như ai. Nhưng ở vào những hoàn cảnh mà cái xấu có thể nảy nở và bùng phát, người ta mới biết đâu là chân quân tử ;)) Kiểu như ông bà mình ngày xưa vẫn hay nói, rằng “cháy nhà mới ra mặt chuột” đó. Nhà mà không cháy, chắc người ta vẫn còn tưởng đấy là bồ câu ^^.

Ngôn từ xốc nổi nhỉ :). Cũng phải, bởi tôi chưa trải qua những chuyện như thế này. Và cũng chưa phải nghĩ nhiều cho người khác, những người có liên quan. Nên thôi, hãy cứ kể ra đây chút liên hệ vui vui với mô hình Cung-Cầu trong Kinh tế học nhỉ ;)

Xuất phát của mô hình này là giả thiết “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nó có nghĩa là khi người ta có càng nhiều một thứ gì, mỗi đơn vị thêm vào lại có khả năng thoả
mãn cá nhân ít đi. Khi đã no nê, dư thừa, thì phải một gói mới có sức thoả mãn tương đương với chỉ một miếng nhỏ khi người ta đói kém và thiếu thốn. Mà xét xem, phần lớn của cải vật chất, tình cảm, hay quyền lực cũng nằm trong quy luật này :-?

Giả thiết thứ hai tục gọi là “lòng tham vô đáy”. Có rồi thì lại muốn có thêm nữa. Người ta luôn muốn có nhiều hơn là có ít. Mà lưu ý là nhiều hay ít ở đây không nhằm chỉ số lượng
những thứ hiện hữu, mà nằm ở cảm giác mãn nguyện mà người ta nhận về. Một ví dụ đơn giản và hay được nhắc đến là hàng hàng lớp lớp thanh niên Việt Nam đã dừng việc học hành, rời xa quê hương để lên đường nhập ngũ. Họ lựa chọn như vậy, bởi chiến đấu và hi sinh cho đất nước, đối với họ, thì ý nghĩa hơn là cứ quanh năm cặm cụi ở nhà. Họ đã lựa chọn cách đem lại cho mình cảm giác mãn nguyện hơn, dù cái được vật chất chẳng là gì, còn cái mất là cả sinh mạng, tên tuổi, lắm khi là cả danh dự nữa.

Đường cầu, thực chất là một tập hợp các lựa chọn mang đến cảm giác thoả mãn nhiều nhất, và nằm trong tầm với của cá nhân. Để hình thành đường cầu, người ta cần hai yếu tố: Một là đường bàng quan (indifference curve), cũng là những mong muốn và ước vọng của con người được mô hình hoá, dựa vào giả thiết đầu.; Hai là đường thu nhập  (budget constraint), hay cũng có thể hiểu đó là đường biểu diễn những nguồn lực có hạn như tiền bạc, thời gian, sức lực,… Nó có hướng đi xuống, bởi đầu tư vào cái A nhiều hơn, thì phải đầu tư vào cái B ít đi. Sự kết hợp của hai yếu tố này dựa vào giả thiết thứ hai, cho ra những lựa chọn tối ưu đối với cá nhân.

Xét đường cung, có hướng đi lên. Mình chưa tìm ra cách liên hệ nào với ý nghĩa những cơ hội khách quan. Nhưng xét từ góc nhìn của ngườ mua, hay là cá nhân, với người bán, hay chính là cuộc sống rao bán cơ hội, thì một cách nào đấy, nó gần với câu “No venture, no gain”.  Nghĩa là những gì bạn thu lại sẽ tương ứng với những gì bạn bỏ ra, và thông thường sẽ thế, khi không tính đến những thứ kiểu như “Act of God”.

Bây giờ, xét cả mô hình Cung-Cầu. Giao điểm của hai đường này thực chất là sự gặp nhau của ý muốn cá nhân, điều kiện của bản thân, và cơ hội từ đời sống. Chỉ có tại đây mới có hành động mua bán xảy ra, hay trong liên hệ này là hành động nói chung.

Trong mô hình, hai trong ba yếu tố tạo nên hành động là budget constraint và supply curve đều là hàm của giá cả. Giá cả là thứ phải bỏ ra để thu về cái khác. Liên hệ xa hơn,  thì điều kiện và cơ hội thay đổi theo thời thế. Chỉ có một thứ không thay đổi là ý muốn cá nhân. Cũng thấy rằng hành vi trong một hoàn cảnh nhất định không phả ánh hoàn toàn cái ý muốn này. Cái indifference curve đó phải đặt trong nhiều điều kiện khác nhau mới dựng ra chính xác được.

Hết^^

2 thoughts on “Vàng và Cát

  1. Nói về hiền nhân quân tử thì cũng nhiều thứ tranh luận. Thứ nhất, thế nào là quân tử. Đến Gia Cát Lượng trở thành biểu tượng của trí tuệ Trung Quốc mà cũng còn bị ối người chê là ngụy quân tử …

    Còn cái mô hình kinh tế, giá cả là sức lực và tinh thần của con người. Cuộc sống là nguồn cung, tạo ra hàng loạt sản phẩm với các mức độ khác nhau mà … Nó có nghĩa là cuộc sống luôn có cơ hội, vấn đề là kẻ mua, một, có bao nhiêu vốn, hai, có bao nhiêu mạo hiểm.

  2. Pingback: Soi rõ lòng người 2 – yeuchimse

Bình luận về bài viết này